Saturday, 20/04/2024 - 07:27|
Chào mừng ngày Quốc tế phụ 8/3
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, do cơ thể không cung cấp đầy đủ các chất sinh năng lượng và chất dinh dưỡng khác. Hậu quả suy dinh dưỡng làm chậm lớn khôn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và khi bị thì thường nặng hơn, dễ tử vong. Suy dinh dưỡng sẽ thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin A gây khô mắt dẫn đến mù lòa.

1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ em:

- Do trẻ bị đói hoặc ăn uống thiếu chất

Chủ yếu do sai lầm trong cách nuôi con, cụ thể:

+ Không cho trẻ bú mẹ sớm, không nuôi con bằng sữa mẹ, cai sữa mẹ sớm hoặc ăn sam sớm và ăn không đủ về số lượng và chất lượng, khẩu phần mất cân đối, gây ra thiếu năng lượng, thiếu chất đạm và các yếu tố vi lượng cần thiết cho sự lớn và phát triển của trẻ.

+ Do nhiều bà mẹ chưa được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức nuôi con. Do phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu, kiêng khem quá mức.

- Do mắc các bệnh: Sởi, tiêu chảy, viêm phổi, giun, sốt rét, lao...gây rối loạn chuyển hóa các chất, trẻ biếng ăn, sụt cân. Suy dinh dưỡng là nguyên nhân thuận lợi cho các bệnh phát triển và ngược lại bệnh tật làm suy dinh dưỡng nặng thêm.

Các yếu tố nguy cơ:

Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân (Cân năng khi sinh thấp < 2500g) không được nuôi dưỡng chăm sóc tốt.

+ Trẻ bị các dị tật bẩm sinh: sứt môi, bệnh tim bẩm sinh, hở hàm ếch...

+ Do kinh tế, văn hóa xã hội kém phát triển dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu. Tỉ lệ mù chữ cao đặc biệt là ở phụ nữ, tỉ lệ sinh đẻ cao, chăm sóc bà mẹ khi có thai và cho con bú không tốt, thiếu nước sạch, môi trường ô nhiễm, dịch vụ phòng chữa bệnh kém.

+ Thiên tai gấy mất mùa, đói kém.

2. Các biểu hiện của bệnh suy dinh dưỡng

- Suy dinh dưỡng nhẹ: trẻ có vẻ giống như trẻ bình thường, nhưng chậm hoặc không lên cân hoặc nhẹ cân so với trẻ cùng lứa tuổi. Có thể phát hiện sớm khi theo dõi cân nặng của trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu cân nặng của trẻ nằm trùng ngay trên hay dưới đường cong ranh giới giữa vùng bình thường và thiếu cân là trẻ bị suy dinh dưỡng.

 Suy dinh dưỡng nặng:

+ Suy dinh dưỡng nặng thể teo đét: Trẻ gầy, da bọc xương,các cơ ở cánh tay, mông, chi teo nhỏ, mất hết các lớp mỡ dưới da, da nhăn nheo, có nét mặt như cụ già. Trẻ hay quấy khóc, kém ăn, 2 - 3 ngày mới đi ngoài một lần, lượng phân ít.

+ Suy dinh dưỡng thể phù: Do cơ thể không được cung cấp đầy đủ protein. Trẻ có phù đặc biệt ở hai mu bàn chân. Trên da bụng, bẹn, lưng có thể thấy các mảng sắc tố nâu, da rạn nứt, rỉ nước. Mặt tròn bủng, bắp cơ nhẽo. Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy kéo dài. Trẻ ít hạt động, thờ ơ với xung quanh.

+ Suy dinh dưỡng thể kết hợp vừa gây đét vừa phù: Cân anwngj giảm, lớp mỡ dưới da mỏng, nhỏ nhẽo, rối loạn tiêu hóa, phù nhẹ 2 mu bàn chân.

+ Ngoải ra có thể thấy trẻ bị quáng gà hoặc khô mắt do thiếu vitamin A. Chốc mép, chảy máu chân răng, viêm loát miệng, do thiếu vitamin nhóm B và C.

+ Cơ thể ốm yếu hay mắc các bệnh nhiễm trùng.

3. Điều trị

- Đối với suy dinh dưỡng nhẹ: Chỉ điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp với lứa tuổi. Nâng cao khẩu phần ăn cả về số lượng và chất lượng, đa dạng hóa khẩu phần. Cần dành cho trẻ xuất ăn riêng. Cho trẻ ăn tích cực (Có người lớn bón, hoặc động viên trẻ ăn). Với trẻ nhỏ bếp ăn còn quan trọng hơn cả tủ thuốc.

- Suy dinh dưỡng nặng: Cần đưa trẻ đến bệnh viện để kết hợp điều trị suy dinh dưỡng và chữa các bệnh khác kèm theo.

4. Phòng bệnh suy dinh dưỡng

Để phòng bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em cần làm tốt các công tác sua:

- Chăm sóc bà mẹ khi có thai và cho con bú: An uống, nghỉ ngơi...

- Đối với trẻ cần:

+ Nuôi con bằng sữa mẹ: Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt, ngay sau đẻ. Bú mẹ hoàn toàn trong 4 - 6 tháng đầu và bú kéo dài đến 24 tháng tuổi.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn cho trẻ: Ăn sam đúng cách, đủ chất đủ lượng theo ô vuông thức ăn, thực hiện đa dạng hóa thực phẩm.

+ Tiêm chủng đầy đủ các bệnh, đặc biệt là sởi và lao. Phát hiện và chữa trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng cho trẻ: Tiêu chảy, sởi, viêm phổi...

+ Theo dõi cân nặng thường xuyên bằng biểu đồ tăng trưởng để phát hiện sớm và điều trị kịp thời tình trạng suy dinh dưỡng.

- Các biện pháp gián tiếp: 

+ Tuyên truyền và hướng dẫn cách nuôi con cho các bà mẹ.

+ Kế hoạch hóa gia đình, thực hiện mỗi gia đình chỉ có 1 - 2 con.

+ Ở vùng nông thôn thực hiện chương trình VAC (Vườn - Ao - Chuồng) để tạo nguồn thực phẩm tại chỗ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 44
Hôm qua : 149
Tháng 04 : 1.228
Năm 2024 : 6.991